Chủ động giao lưu, hợp tác quốc tế để nâng tầm doanh nghiệp
Góp phần quan trọng cho việc nâng cao vị thế của hàng nông sản, thực phẩm, dược phẩm Việt Nam trên trường quốc tế chính là sự tham gia tích và ngày càng chủ động hơn của các doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp Việt Nam vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, với việc thực hiện ngày càng hiệu quả hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Trong hành trình hơn 30 năm Đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng bình quân khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung, khu vực Đông - Nam Á nói riêng.
Nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ… được triển khai đem lại giá trị hàng hóa lớn, thân thiện môi trường. Năm 2019, cả nước có 36 nghìn trang trại theo tiêu chí mới, tăng 500 trang trại so với năm 2018. Các trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất lượng nông sản hàng hóa lớn; tổ chức sản xuất theo chuỗi, hợp tác liên kết quy mô lớn tiếp tục được nhân rộng ở các lĩnh vực.
Việt Nam hiện cũng ở trong nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản như hạt tiêu, hạt điều, gạo, thủy sản, trái cây. Góp phần quan trọng cho các thành công trên là sự tham gia tích và ngày càng chủ động hơn của các doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp Việt Nam vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, với việc thực hiện ngày càng hiệu quả hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện chỉ khoảng gần 4.500 doanh nghiệp (chiếm 1,01% trong tổng số DN trên cả nước). Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” ban hành theo Quyết định số 644/QĐ-TTg đã nhấn mạnh cần tập trung hình thành và phát triển một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp điển hình; Nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp…
Trong thời gian tới, cùng với các FTA khác mà Việt Nam là thành viên, việc tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, với mức độ hội nhập sâu rộng và toàn diện nhất từ trước tới nay của Việt Nam, các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam cần chủ động hợp tác giao lưu, học tập và hợp tác, giao thương với các đối tác quốc tế để đạt được tiêu chuẩn thị trường trong cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc chủ động hội nhập, tham gia các diễn đàn quốc tế, đối thoại và hợp tác với các đối tác toàn cầu, một thế hệ các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đã tiên phong trong đổi mới sáng tạo, biến những khó khăn, thử thách thành cơ hội để tự tin tiến ra “biển lớn”.
Năm 2020, do những khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, nhiều hoạt động kết nối giao thương được tổ chức theo hình thức trực tuyến, nhưng lại thu hút được đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác quốc tế, đặc biệt là ở những ngành hàng có thế mạnh của Việt nam. Điều này cho thấy sự trưởng thành của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm không chỉ ở tư duy quốc tế mà còn ở trình độ công nghệ thông tin và khát vọng vươn lên của một nền sản xuất hiện đại.
Hội thảo “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam” do Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế (IIEL) và Trung tâm xuất khẩu Nga tại Việt Nam phối hợp tổ chức đã diễn ra ngày 22/10/2020 là một minh chứng. Hội thảo được kết nối từ hai điểm cầu: Hà Nội và Moscow, với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà khoa học hai nước và đặc biệt là cộng đồng những người gắn bó với nước Nga. Trong số đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng của cả phía Việt Nam và Liên bang Nga.
Với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy cho các nhà đầu tư Nga và các thành viên EAEU. Hai bên cũng có triển vọng đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như: hình thành các chuỗi giá trị mới về nông nghiệp; công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng mới và đặc biệt tiềm năng là chuyển giao công nghệ.
Phát biểu và trao đổi với đại diện các doanh nghiệp, ông Kadro-sysoev Alexandr, phó Đại diện thương mại Đại sứ quán Nga tại Việt Nam đánh giá cao tinh thần và nội dung của Hội thảo, đồng thời bày tỏ mong muốn có được sự nỗ lực của các doanh nghiệp để thúc đẩy có hiệu quả hơn trong hợp tác thương mại hai nước trong tương lai, bản thân ông sẽ tích cực đóng góp nhiều nhất có thể cho các hoạt động này.
Hội thảo cũng tập trung trao đổi, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm và hiến kế các giải pháp nhằm hướng tới sự làm ăn thuận lợi mang lại nhiều kết quả như mong muốn. Nhiều ý kiến của các doanh nghiệp đã được các chuyên gia, các nhà khoa học “giải mã” và được đưa vào Biên bản ghi nhớ của Hội thảo.
Ông Robert Kurilo, Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm xuất khẩu Nga tại thành phố HCM chia sẻ ở phần thảo luận: “Đây là chương trình mà chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức hàng tháng. Hội nghi trực tuyến ngày hôm nay đã mang tới nhiều cơ hội giao luu hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực y tế, thực phẩm, mỹ phẩm và công nghệ y tế di động”. Ông hy vọng, sau cuộc giao lưu này, các công ty sẽ tiếp tục giữ liên lạc để ký kết hợp đồng làm ăn.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, sau khi có sự trao đổi chi tiết với các đối tác, nhiều doanh nghiệp nhận định đổi mới quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả bền vững chính là chìa khóa cho sự tự tin hội nhập, bởi hầu hết các thị trường trên thế giới sẽ ngày càng nâng cao các quy định về chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng.
Chia sẻ quan điểm này đồng thời bày tỏ niềm tin vào những triển vọng trong tương lai, ông Đinh Ngọc Dương, sáng lập viên của công ty cổ phần Linh Dược Trường Sơn cho biết tại hội thảo: “Với những trải nghiệm thực tế và tâm huyết trong phát triển thương mại, đầu tư bền vững giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác quốc tế, các thành viên của công ty Linh Dược Trường Sơn đã chủ động tham gia cùng các tổ chức, đoàn thể trong các sự kiện nhằm tạo lập môi trường hội nhập quốc tế lành mạnh cho các doanh nghiệp. Động lực của các doanh nghiệp như chúng tôi, bên cạnh việc tìm kiếm các đối tác giao thương, đầu tư còn là cơ hội để học tập, đổi mới chính mình và góp phần đưa hình ảnh về nền sản xuất nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm ngày càng tiến bộ, hiện đại của Việt Nam ra trường quốc tế”. “Ngày hôm nay chúng tôi đã cơ hội chia sẻ với các đối tác về những đổi mới sáng tạo của công ty trong việc tùy chỉnh hệ thống phòng thí nghiệm, nuôi trồng, từ nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm để phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và cả bài toán chi phí sản xuất ở Việt Nam. Sau một quá trình đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) nghiêm túc, đến nay sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo của công ty đã về tiệm cận về mặt dinh dưỡng với nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên- vốn là dược liệu quý chỉ dành cho vua chúa để sản phẩm. Đổi mới sáng tạo là phong trào do Chính phủ phát động và các doanh nghiệp như Linh Dược Trường Sơn rất phấn khởi được hòa chung bầu không khí đó”- Ông Dương cho biết thêm.
Trong khuôn khổ hội thảo, Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế - IIEL và Trung tâm xuất khẩu Nga tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ và hợp tác giữa hai bên để cùng đồng hành với các doanh nghiệp trong tương lai. Công ty cổ phần Linh Dược Trường Sơn cũng đã chia sẻ với các đối tác về kinh nghiệm cung cấp các sản phẩm thảo dược quý có nguồn gốc từ thiên nhiên, được chế biến sâu nhờ khoa học công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của con người.
Chú tích ảnh: Ông Đinh Ngọc Dương, cổ đông sáng lập của Linh Dược Trường Sơn tham gia điều phối phần tọa đàm và chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác
Bên cạnh các diễn đàn và hội nghị giao thương trực tuyến, việc tham gia giới thiệu sản phẩm các Liên hoan, hội chợ quốc tế cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cọ xát, quảng bá hình ảnh và đặc biệt là thu nhận ký kiến của các khách hàng quốc tế để hoàn thiện chính mình.
Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2020 là một trong những sự kiện giao lưu văn hoá, ẩm thực và từ thiện nổi bật của Bộ Ngoại giao trong năm Chủ tịch ASEAN 2020. Chương trình lần này tiếp tục có sự bảo trợ của Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Với 143 gian hàng, Liên hoan ẩm thực quốc tế năm nay mang đến những món ăn, sản vật, sách báo, ấn phẩm tuyên truyền, đồ lưu niệm, thủ công mĩ nghệ đặc trưng nhất của nhiều quốc gia trên thế giới và các vùng, miền của Việt Nam. Trong khuôn khổ Liên hoan, giao lưu văn hóa – văn nghệ với các tiết mục múa hát, biểu diễn nghệ thuật truyền thống cũng đã diễn ra sôi nổi. Đây thực sự là cơ hội để gặp gỡ, giao lưu, kết nối văn hoá, ẩm thực của các quốc gia và Việt Nam, là dịp để Việt Nam thêm một lần giới thiệu nét đẹp đất nước, con người cùng các đặc trưng vùng miền với bạn bè quốc tế, đồng thời hướng tới các hoạt động từ thiện nhân văn thiết thực.
Cùng với các gian hàng từ khắp các nước trên thế giới, Công ty CP Linh dược Trường Sơn đã giới thiệu sản phẩm nấm Đông Trùng Hạ Thảo tới đông đảo khách tham gia Liên hoan ẩm thực Quốc tế năm 2020. Đặc biệt, các khách hàng quốc tế sau khi được giới thiệu về công dụng nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể tự tin chống chọi với “dịch bệnh” của sản phẩm nấm đống trung hạ thảo sấy thăng hoa và dạng bột sản xuất tại nhà máy có tiêu chuẩn GMP, các khách hàng trong nước và quốc tế đã yên tâm dùng thử sản phẩm ngay tại Hội chợ. Nhiều người trong số họ thậm chí để lại các thông tin và góp ý của họ với mong muốn có thể đồng hành cùng công ty.
“Người tiêu dùng quốc tế cũng như Chính phủ của họ rất quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Do đó, khi trao đổi với họ, dù là trong phòng họp hay ở gian hàng hội chợ, các doanh nghiệp Việt Nam đều phải thể hiện sự chuyên nghiệp thông qua việc cung cấp đầy đủ các hồ sơ về quy trình sản xuất đáng tin cậy, minh bạch, luôn đặt sức khỏe, lợi ích của người dùng lên cao nhất, đặc biệt, cần chứng minh bằng các giấy chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng”- Ông Nguyễn Trường Sơn, cổ đông sáng lập, đồng thời cũng là người gắn bó với quá trình đổi mới sản xuất trong các phòng thí nghiệm của Linh Dược Trường Sơn cho biết. “Và dĩ nhiên, trăm nghe không một thấy, trăm thấy không bằng một thử, doanh nghiệp nên chuẩn bị tốt nhất các sản phẩm để mời khách, với sự trân trọng và thành tâm nhất. Con đường đến trái tim là từ “dạ dạy” mà”- Ông Trường Sơn vui vẻ nói.
Chú thích ảnh: Quan chức ngoại giao các nước chụp ảnh tại Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2020