Tăng cường hệ miễn dịch: Một hành trình cần sự kiên trì và tri thức
Tăng cường hệ miễn dịch là một trong những việc cần làm để cơ thể tránh được các tác động từ bên ngoài cũng như nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe từ bên trong. Tuy nhiên, đây là một hành trình cần đến sự kiên trì và tri thức, không phải việc có thể làm trong một sớm một chiều bằng một hai liều thuốc dùng trong ngắn ngày được quảng bá là "thần dược".
Để hiểu rõ về vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu trước tiên về khái niệm Hệ miễn dịch.
Bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa: Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Tính miễn dịch là đặc hiệu, tức là chỉ có đối với bệnh mà các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh đã làm sản sinh kháng thể.
Cơ chế của miễn dịch trong sự tồn tại các kháng thể, khả năng thực bào và một số điều kiện sinh học, cơ giới, hoá học (đặc biệt là lisozim, là một enzim có trong huyết thanh có khả năng dung giải vỏ các vi khuẩn đã bị thực bào) chống lại sự xâm nhập, sự sống hay sự sinh sản của tác nhân gây bệnh.
Gây miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vacxin: lần tiêm thứ nhất chuẩn bị cơ địa, lần tiêm thứ hai gọi là tái chủng đưa đến MD vững chắc.
Gây miễn dịch thụ động bằng cách đưa huyết thanh vào cơ thể nhưng miễn dịch này xuất hiện nhanh (vài giờ), và ngắn hạn (15 ngày đến 3 tuần). Nếu tiêm cả vacxin và huyết thanh thì miễn dịch có nhanh hơn và lâu bền hơn.
Bên cạnh hai phương pháp trên, cũng cần tăng cường hệ miễn dịch bằng cách làm cho cơ thể khỏe mạnh từ bên trong
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: "Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Để được coi là hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện được rất nhiều yếu tố, gọi là mầm bệnh, có thể là từ virus đến ký sinh trùng, và phải phân biệt chúng với những mô khỏe mạnh của cơ thể. Ở nhiều loài, hệ thống miễn dịch có thể được phân thành các hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch tự nhiên với hệ thống miễn dịch thu được, hoặc miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào. Ở người, hàng rào máu–não, hàng rào máu–dịch não tủy và các hàng rào chất lỏng–não tương tự tách biệt hệ thống miễn dịch bình thường với hệ thống miễn dịch não, vốn chuyên bảo vệ não"".
Nói một cách đơn giản nhất, hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh tật. Do các yếu tố khiến con người mắc bệnh bao gồm: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm có mặt ở khắp mọi nơi từ trong nhà, nơi làm việc đến tất cả môi trường tự nhiên thì hệ miễn dịch là vô cùng quan trọng với mỗi người.
Phản ứng miễn dịch
- Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
- Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này.
Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
- Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.
Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.
Rõ ràng để có một hệ miễn dịch tốt, cần duy trì các thói quen sống lành mạnh, hiểu biết về khoa học thường thức, phòng tránh các rủi ro và đặc biệt cần làm cho cơ thể khỏe mạnh từ bên trong để chống chịu và chiến thắng các tác động từ bên ngoài. Một trong những giải pháp gần đây đã được một số người chiêm nghiệm, đó là ăn/uống đông trùng hạ thảo hàng ngày theo liều lượng phù hợp. Vậy đông trùng hạ thảo giúp tăng cường hệ miễn dịch như thế nào?
Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường hệ miễn dịch như sau:
- Hệ miễn dịch chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng của vi khuẩn và virus. Trong cơ thể người, các tế bào ung thư có thể xuất hiện như là kết quả của sự đột biến làm chết các tế bào cũ và các mô có thể gây nhiễm vi trùng, vi khuẩn.
- Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng số lượng bạch cầu - giúp cơ thể chúng ta phòng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau khi các bệnh nhân bị thiếu khả năng miễn dịch, như bệnh nhân ung thư, viêm gan B, HIV, bệnh liên quan đến Virus được dùng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị bệnh (Holliday, J và cộng sự Encyclopedia of supplementary diet Dekker Encyclopedias, Taylor và Francis Publishing, 2005).
- Đối với các trường hợp bệnh nhân tăng miễn dịch quá cao như bệnh bạch cầu (lymphoma) hoặc các bệnh thấp khớp khi dùng đông trùng hạ thảo cho thấy số lượng và tác động của bạch cầu trong máu giảm và số lượng hồng cầu tăng. Quá trình này diễn biến là do các cơ chế trong các pha khác nhau sản xuất máu. Các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương. Chúng ra khỏi tủy xương đầu tiên ở dạng chưa thành thục và sau đó xâm nhập vào các cơ quan khác ở dạng thành thục với các dạng khác nhau của tế bào máu như hồng cầu, tế bào T. Khi có mặt của đông trùng hạ thảo, nó ảnh hưởng lên các cơ chế khác nhau sản sinh hồng cầu, bạch cầu và tế bào T. Ở đây nó trực tiếp tới quá trình biến đổi các tế bào máu ở dạng chưa thành thục thành dạng thành thục.
- Nấm Đông Trùng Hạ Thảo được mô tả rất nhiều tác động tăng cường miễn dịch: sự gia tăng số lượng bạch cầu, tế bào T-helper, tế bào NK và đại thực bào, biểu hiện như sự gia tăng miễn dịch tế bào chống lại các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là virut và nấm. (Halpern, G., Cordyceps: Nấm chữa bệnh của Trung Quốc, Tập đoàn xuất bản Avery, New York, 1999).
Đông trùng hạ thảo có chứa Selen được xem là chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư.
Một lần nữa cần khẳng định đây không phải là loại thần dược giúp cơ thể khỏe như siêu nhân chỉ nhờ một hai lần uống. Đây là quá trình tích lũy dần dần sức mạnh cho cơ thể, với sự kiên trì và hiểu biết về sức khỏe của chính mình cũng như sử dụng theo đúng tư vấn của chuyên gia y tế.
Tổng hợp
Tham khảo:
Bách khoa toàn thư Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sức khỏe đời sống