Từ linh dược Tây Tạng đến khí chất Trường Sơn: Hành trình cảm nhận và linh ứng
Từ linh dược Tây Tạng…
Từ ngàn xưa, Tây Tạng, với độ cao 4200 mét từ mực nước biển, nơi khởi nguồn của những dòng sông huyền thoại như Dương Tử, Hoàng Hà, Sông Ấn, Sông Hằng, sông Mê Kông và sông Brahmaputra đã là một mảnh đất thiêng kỳ bí. Đó cũng là nơi Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới, sừng sững qua thời gian để chứng kiến những thăng trầm của nhân loại và sự chuyển giao của những kiếp người.
Hình: Đông trùng hạ thảo tự nhiên
Khí hậu ở Tây Tạng khô suốt 9 tháng trong năm, với những dãy núi tuyết vĩnh cửu cao 5.000-7.000m khiến bầu không khí và cảnh vật nơi đây luôn toát ra sự thanh cao, khí chất. Dẫu vậy, như cỗ xe của thời gian, xuân, hạ, thu, đông-bốn mùa trong năm vẫn tuần tự diễn ra, để trong sự kỳ diệu của tự nhiên, những cuộc đấu tranh sinh tồn hay cộng sinh giữa trùng và nấm, đã tạo ra một linh dược quý giá mà con người săn kiếm bấy lâu nay.
Ở góc nhìn khoa học, loại dược liệu này này thực chất là hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Cordyceps ký sinh. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu. Vào mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử. Sự thay đổi hình tướng theo theo thời gian là lý do vì sao người đời gọi chúng là “Đông trùng, hạ thảo”.
Đông trùng hạ thảo tự nhiên có thể tìm thấy vào mùa hè trên vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Theo các nhà khoa học, có hơn 500 loại nấm thuộc dòng Cordyceps trong tự nhiên, nhưng nấm Cordyceps sinensis được cho là chứa dược chất cao nhất. Sự kết hợp giữa thực vật và động vật, với một cơ chế kỳ lạ nào đó, đã giúp đông trùng hạ thảo sở hữu hàng trăm dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Trong đông y, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Còn theo các phân tích hoá học, trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, D-mannitol, lipit, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất có hoạt tính sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...).
Sự phát triển của ngành dược phẩm giúp sản phẩm này được bào chế, hỗ trợ quá trình điều trị cho nhiều căn bệnh như ung thư, đại trang, dạ dày, tiểu đường, mỡ máu, men gan cao và huyết áp. Dược liệu này cũng ít có tác dụng phụ, tuy khi được sử dụng cho quá trình chữa bệnh thay vì thức ăn bổ dưỡng, đông trùng hạ thảo buộc phải được tính toán liều lượng, cách dùng và nói chung là sử dụng đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên cùng với sự khai thác ráo riết của con người đã khiến cho đông trùng hạ thảo tự nhiên ngày càng khan hiếm, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng, với sản lượng khai thác chỉ khoảng 70kg mỗi năm. Vì thế, giá cả của loại dược liệu tự nhiên này vô cùng đắt đỏ, có thể lên đến vài tỉ đồng/kg. Việc khai thác dẫn đến tuyệt diệt không hề được cổ vũ, thậm chí bị lên án mạnh mẽ bởi yêu cầu bảo vệ sự đa dạng của thế giới tự nhiên.
Trong khi đó, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Để báu vật thiên nhiên không tuyệt chủng, việc thúc đẩy việc nuôi trồng và bào chế dược liệu từ đông trùng hạ thảo để phục vụ đời sống là vô cùng cần thiết và được ủng hộ.
Hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps đã được nuôi trồng ở cả quy mô nhỏ và quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính. Ở châu Á, các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo dựa trên cơ thể ấu trùng (nhộng, sâu) hoặc từ cơ chất như đậu xanh, vỏ trứng, trấu, bột tằm…
Về cơ bản, đông trùng hạ thảo nuôi trồng không thể đạt mức độ dưỡng chất 100% như loại khai thác từ tự nhiên, tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, một số nhà nghiên cứu và các cơ sở sản xuất đã tạo ra được những sản phẩm có dưỡng chất đạt tới khoảng 70-80% sản phẩm tự nhiên.
…đến khí chất Trường Sơn…
Dãy núi Trường Sơn của Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sự bất khuất và sức sống trường tồn sau những cuộc chiến tranh khốc liệt để bảo vệ Tổ quốc. Trên đỉnh núi thiêng lộng gió và xanh mát đại ngàn đã sản sinh ra 1187 loài cây có giá trị dược liệu trong đó có những thảo dược quý có giá trị về y học và kinh tế.
Có khí hậu khác với Tây Tạng, Trường Sơn không phải là nơi sinh trưởng tự nhiên của đông trùng hạ thảo, tuy nhiên, ở khía cạnh tinh thần, nó đặc trưng cho sức mạnh của những con người Việt Nam gan góc, sẵn sàng chinh phục và cống hiến.
Để người dân Việt Nam được sử dụng nguồn dưỡng chất quý hiếm từ đông trùng hạ thảo, các nhà khoa học đã không quản ngại khó khăn, vượt lên trên những khó khăn, thách thức để nghiên cứu và nuôi trồng thành công nấm đông trùng hạ thảo tại Việt Nam. Dĩ nhiên, thực tế cho thấy ngoài việc chọn được giống tốt, yếu tố nhiệt độ, ánh sáng hay độ ẩm cũng vô cùng quan trọng để quyết định sự thành công khi nuôi trồng Đông trùng hạ thảo.
…là một hành trình cảm nhận và linh ứng
Nếu như ngày xưa, đông trùng hạ thảo chỉ dành cho các bậc đế vương thì ngày nay, dược liệu này được dùng phổ biến hơn, dù chủ yếu ở tầng lớp trung lưu, với các công dụng đa dạng từ dược phẩm, thực phẩm, mĩ phẩm và thậm chí trong một số trường hợp, đã được tôn lên thành “văn hóa phẩm”.
Tuy nhiên, do năng lực và đạo đức kinh doanh khác nhau, các sản phẩm bán trên thị trường hiện có chất lượng không đồng đều, thậm chí có tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng hơn quảng cáo, hàng nuôi trồng nhưng “giả dạng tự nhiên” được bán với giá “cắt cổ”. Điều này gây khó khăn cho những người tiêu dùng khi muốn có được sản phẩm tốt, ngay cả khi họ sẵn sàng chi trả.
Đến nay, những cuộc khảo sát sơ bộ cho thấy trong khi đông trùng hạ thảo vẫn còn xa lạ với một bộ phận người tiêu dùng, một số khác đã từng sử dụng nhưng không nhiều trong số họ thực sự có được niềm tin. Tâm lý hoang mang, nghi ngờ, “tặc lưỡi”vẫn còn tồn tại. Nó khiến một ai đó khi tặng một sản phẩm đông trùng hạ thảo cũng ngay ngáy lo người dùng liệu có hiểu về công dụng của dược liệu này, hoặc có hiểu thì liệu người ta có tin tưởng để dùng hay không?
Đây chính là sự trăn trở, nhức nhối của những nhà khoa học và nhà sản xuất tâm huyết đưa các sản phẩm đông trùng hạ thảo chất lượng đến với những người tiêu dùng. Để giải quyết nút thắt này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định, chứng nhận, tuyên truyền; các nhà các sản xuất và phân phối đầu tư một lượng tiền rất lớn để xây dựng các bộ nhận diện thương hiệu và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí cho mỗi sản phẩm tăng lên.
Ở góc độ thị trường, về cơ bản nấm đông trùng hạ thảo có chất lượng đến nay vẫn được định vị là dòng dược liệu quý, đắt tiền, là sản phẩm dành cho người giàu. Tuy nhiên, người bệnh, người có thu nhập thấp, thậm chí là những người ăn chay trường, những người tu hành cũng cần được hỗ trợ bởi nguồn dưỡng chất tuyệt vời từ đông trùng hạ thảo để tăng cường sức khỏe.
Hình: Nấm đông trùng hạ thảo nuôi trồng
Việc nuôi trồng công nghiệp giúp sản lượng tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, trên thị trường cũng xuất hiện những sản phẩm có giá cả phải chăng hơn (hoặc có thể do liều lượng đông trùng hạ thảo trong một số sản phẩm kết hợp giảm đi).
Đương nhiên, thật khó để một sản phẩm hoàn thiện hoàn mỹ hơn nhưng lại có giá cả phải chăng hơn. Sự phức tạp của thị trường và tâm lý tiêu dùng xưa nay đã phân định ra những phân khúc thị trường khác nhau, với những nhóm khách hàng khác nhau mà đôi khi, vì một lý do về “cảm xúc, tinh thần”, họ muốn sản phẩm xứng tầm với mình và sẵn sàng từ bỏ khi nó trở nên bình dân, phổ biến hơn.
Sức mạnh của thiên nhiên nằm ở sự dung hòa kỳ diệu, như sự kết hợp giữa động vật và thực vật để tạo nên báu vật đông trùng hạ thảo. Trong một xã hội đa dạng nhu cầu, sự nương tựa và dung hòa tạo ra sự bền vững và phát triển. Hiểu rõ điều đó, Linh dược Trường Sơn phải kiên trì Tam đạo cho sự định hình, cống hiến và khẳng định khí chất của các sản phẩm đông trùng hạ thảo Việt Nam: “Lãnh đạo” để không ngừng hoàn thiện, vươn lên, cải tiến công nghệ để ngày càng tiệm cận với nguồn dưỡng chất của đông trùng hạ thảo tự nhiên; để khẳng định cái tầm của những nhà lãnh đạo. “Nhân đạo” để cứu người, để sẻ chia báu vật tự nhiên cho người bệnh gặp hoàn cảnh khó khăn. “Tâm đạo” để góp phần tạo ra sức dẻo dai cho những những cùng những người ăn chay, tu tập trong hành trình tâm linh của họ.
Lý tưởng cao quý, khát vọng chính đáng, nhưng tất cả đều phải dựa trên việc xây dựng niềm tin. Giống như nỗ lực trụ lại sau mùa đông giá rét để tạo ra những dưỡng chất kỳ diệu, đây là một quá trình kết tinh của sự cảm nhận và linh ứng.