KHI LŨ RÚT CON SẼ LÀM GÌ?

Những ngày này, cả nước đều hướng về miền Trung ruột thịt với tình đồng bào sâu nặng. Bố mẹ tôi cũng như ngồi trên đống lửa. Cứ 15 phút ông bà lại lên mạng để đọc tin tức về tình hình lũ lụt ở miền Trung, xem bộ đội, công an đi đến đâu rồi, đã cứu thêm được bao nhiêu người rồi, đã tìm được bao nhiêu người mất tích. Mỗi lần đọc tin về những đau thương, mất mát của quân dân ở miền Trung, ông lại lặng đi còn bà sụt sùi khóc.

Ngay cả các em bé trong khu phố cũng nắm bắt được tình hình, bỗng dưng có tinh thần tiết kiệm hơn, không vòi vĩnh bố mẹ mua đồ như mọi khi mà để dành tiền bỏ heo đất cho các bạn miền Trung.

Cũng như bao nhiêu người khác đang yên ấm ở Hà Nội, trong lòng tôi cũng sốt ruột muốn đến ngay với bà con vùng lũ. Nhưng nhóm thiện nguyện của chúng tôi cứ bàn đi bàn lại mãi mà chưa lên đường được, vì đường xá nguy hiểm quá mà mình chưa có kinh nghiệm đi địa hình nguy hiểm. Không muốn lực lượng chức năng phải bận rộn thêm vì phải lo cho nhóm, chúng tôi tôi gom đồ, gom tiền để gửi vào cho bà con và bảo nhau cầu khấn hàng ngày cho lũ mau rút, đường xá an toàn hơn rồi sẽ vào cùng bà con tái thiết cuộc sống.

Nói là vậy nhưng chưa đi được thì lòng buồn lắm. Thấy vậy cô con gái nhỏ của tôi an ủi mẹ: “Khi nào lũ rút mẹ cho con đi vào miền Trung cùng mẹ nhé. Con muốn tặng sách vở với đồ chơi cho các bạn. Con thấy ti vi nói sách vở của các bạn bị trôi hết rồi”.

Đã quen với việc con bé vốn là đứa hiểu chuyện và tình cảm, nhưng câu của nó vẫn khiến bầu không khí xung quanh trầm lại. Mẹ tôi lại với lấy cái điện thoại mở tin xem. Bố tôi cũng với điện thoại gọi điện hỏi xem tình hình quyên góp ủng hộ miền Trung của tòa nhà đến đâu rồi.

Tôi bất giác quay sang hỏi cậu con trai học cấp 2: “Khi lũ rút con sẽ làm gì?”

“Ừm, khi lũ rút con sẽ làm gì”- Nó nhắc lại. Thằng bé thường có thói quen nhắc lại câu hỏi của người khác khi nó đang suy nghĩ câu trả lời.

Rồi cháu nói: “Mỗi người có một cách. Các bạn gom sách vở còn con có cách của con.”

“Cách của con là gì?”- Tôi gặng hỏi.

Thằng bé lắc đầu, từ chối trả lời: “Con có cách của con và con không nhất thiết phải nói cho mọi người biết”.

Từ nhỏ nó đã ít khi làm thỏa mãn người hỏi, vậy nên tôi không cố chấp nữa. Tuy nhiên, trong lòng vẫn không khỏi thắc mắc: “Khi lũ rút con sẽ làm gì”.

Còn bạn, khi lũ rút bạn sẽ làm gì?

Thực hiện: Linh Lâm viết theo lời kể của một người mẹ là thành viên của Linh Dược Trường Sơn.

Tin cũ

Chính tình yêu thương cũng là LINH DƯỢC.

Muốn đời hạnh phúc, hãy học yêu thương Chính tình yêu thương cũng là LINH DƯỢC.

Cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Các thành viên từ Linh Dược Trường Sơn hân hạnh tham gia các hoạt động tổ chức và đóng góp ý kiến, chia sẻ cơ hội giao thương, đầu tư tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam”

Tăng cường hệ miễn dịch: Một hành trình cần sự kiên trì và tri thức

Tăng cường hệ miễn dịch là một trong những việc cần làm để cơ thể tránh được các tác động từ bên ngoài cũng như nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe từ bên trong. Tuy nhiên, đây là một hành trình cần đến sự kiên trì và tri thức, không phải việc có thể làm trong một sớm một chiều.

Cần tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 đang diến biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Từ linh dược Tây Tạng đến khí chất Trường Sơn: Hành trình cảm nhận và linh ứng

Để người dân Việt Nam được sử dụng nguồn dưỡng chất quý hiếm từ đông trùng hạ thảo, các nhà khoa học đã không quản ngại khó khăn, vượt lên trên những khó khăn, thách thức để nghiên cứu và nuôi trồng thành công nấm đông trùng hạ thảo tại Việt Nam.

HỘI THẢO CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CHO NGƯỜI CAO TUỔI HUYỆN SÓC SƠN

Công ty CP Linh dược Trường sơn tư vấn sức khỏe và giới thiệu sản phẩm Đông trùng hạ thảo cho Hội người cao tuổi Huyện Sóc Sơn